Phòng chống mối công trình văn hóa

Phong moi cong trinh van hoa|xu ly moi dinh chua|diet moi cong trinh.




CÔNG TY CP PHÒNG CHỐNG MỐI VÀ CÔN TRÙNG ĐẤT VIỆT
DIỆT MỐI, PHÒNG CHỐNG MỐI
0902 866 626
Trung tâm nghiên cứu,phòng trừ Mối,Mọt hàng đầu Việt Nam.
Phòng trừ mối bảo vệ các công trình văn hoá lịch sử:Các công trình di tích văn hoá lịch sử như đình chùa lăng tẩm, các tượng đài cổ vật, bằng gỗ…, các công trình này có những đặc điểm sau:
- Thời gian kiến trúc đã trải qua hàng trăm năm.
- Xung quanh vị trí xây dựng thường có hồ ao, cây cổ thụ.
- Công trình thường kín, tĩnh mịch , ít thông gió.
Từ những đặc điểm trên, các đình chùa lăng tẩm thường xuất hiện nhiều chủng loại mối. Gỗ trong các đình chùa năng tẩm thường là các loại gỗ tốt như lim, đinh, táu…song vẫn bị hư hỏng nặng.
Hiện tượng rỗng ruột được gọi là cột gỗ bị “tiêu tâm”.
Quá trình cột gỗ lim bị tiêu tâm diễn ra như thế nào, từ trước đến nay chưa được nghiên cứu, lý giải và đề ra biện pháp khắc phục. Quan sát trong một ngôi đình, các thanh gỗ quá giang, xà… nếu không dính gỗ giác thì vẫn còn nguyên vẹn, còn một số cây cột lại bị rỗng như một chiếc ống đến mức không còn khả năng chịu lực.
Cột gỗ lim có một tâm, đường kính chỉ khoảng 8 – 10mm. Phần gỗ này mềm, sốp, mối có thể đục được dễ dàng. Cột lim được đặt trên đá tảng và gỗ không hoàn toàn thật khít, vẫn còn khe hở mà mối chui lọt được. Một khả năng nữa là chân cột được đặt trên mặt đá tảng, sau nhiều năm, mặt gỗ tiếp xúc với đá tảng. Mặt đá qua sự biến đổi của thời tiết thường đổ “mồ hôi” gỗ ẩm bị mối phân giải một phần.
Mối đắp đất vượt qua đá tảng thoạt đầu mối đục phần tâm gỗ đã bị nầm phân giải một phần. Khi mối đục hết phần tâm gỗ thì dừng lại vì gặp phần gỗ cứng chúng tìm nguồn thức ăn khác.
Đặc điểm của các loài mối gỗ ẩm và mối đất là khi chúng đi tới đâu là đắp đường mui đến đó - đồng thời mang theo độ ẩm cao. Trong điều kiện môi trường kín, độ ẩm giữ được lâu lại tạo điều kiện cho nấm phân giải một thành phần của gỗ như lích-nhin làm cho gỗ mềm, mối gặm phần xenlulô còn lại.
Sự “ hỗ trợ lẫn nhau” giữa mối và nấm lặp đi lặp lại hàng trăm năm cột gỗ lim đã trở thành một ống rỗng.