CHỐNG MỐI CHO CÂY TRỒNG

chống cho cây trồng|diet moi cho cay trong|phun thuoc moi cho cay


Cây trồng bao gồm cây rừng và cây nông nghiệp, phần lớn được trồng ở những vùng đất đã trông rừng.

Đó là những địa bàn có nhiều chủng loại mối, vì trong đất có nhiều tán dư thực vật như gốc, rễ cây, cây bụi v.v...và không bị ngập nước như các vùng đồng bằng. Mối có mặt lâu đời và thưỡng xuyên như một nhân tố của sự cân bằng sinh thái. Chúng đã góp phần phân giải các tàn dư thực vật, làm cho đất có thêm độ phì; đào hang ổ và giao thông trong đất góp phần làm cho đất thông thoáng. Mối cũng là nguồn thức ăn của nhiều loài sinh vật khác.
Vấn đề chống mối cho cây trồng không thể đặt ra như việc chống mối cho nhà cửa, kho tàng hoặc công trình văn hoá lịch sử v.v…nghĩa là không thể và cũng không nên “diệt tận gốc” hết đến những con cuối cùng như ở một công trình cụ thể.
Thực tiễn cho thấy rằng, mối gây hại đối với cây, kể cả cây rừng cũng như cây công nghiệp dài ngày chủ yếu là từ một đến 03 năm đầu, cây mới trồng và cây còn non.
Các kết quả theo dõi thí nghiệm đã chứng minh: mối phá hại cây trồng không chỉ để lấy thức màchủ yếu là để lấy nước.
Về mùa đông mối ở nhà cửa, kho tàng giảm cường độ phá hoại, trái lại mối cây trồng lại gây hại mạnh nhất. Vào mùa đông ít mưa và thời gian khô hạn cục bộ trong mùa hè, thờ kỳ này độ ẩm mặt đất giảm, mạch nước ngầm rút sâu, chỉ có cây tươi là đáp ứng được cả hai nhu cầu sống của mối: đó là thức ăn và nứơc. Đặc điểm có tính quy luật này rất quan trọng đối với vấn đề chống mối cho cây trồng. Một đồi chè hàng mấy hecta đang xanh tốt chỉ qua một đợt khô hạn đã bị héo úa, các gốc cây héo úa đều có mối.

Thời kỳ khô hạn đòi hỏi chúng ta phải cảnh giác đối với những vùng lập địa có nhiều mối, đồng thời chúng ta lợi dụng những đặc điểm này để chống lại chúng.